Người dễ cười cũng là người dễ khóc

Còn khi tan nát nhất họ sẽ im lặng

Sống là phải mạnh mẽ vươn lên

Cho dù bị tổn thương cũng không cho phép mình gục ngã

Lạc đường không đáng sợ

Đáng sợ nhất là bạn không biết mình muốn đi đâu, một khi bạn đã quyết tâm đi tới cùng thì hướng nào rồi cũng sẽ tới đích.

Wednesday, November 23, 2016

Đừng nhìn vẻ bên ngoài mà nhận xét về một con người

1. Ngoại hình không làm nên con người bên trong cố ấy.
2. Ăn mặc không gộp tả được hết tính cách cô ây.
3. 1 Lời nói không nói lên tất cả. Sự thật chỉ chính con người trong chúng ta biết, ta là ai?
Và anh ấy đã hối hận những gì đã nói trước đó với cô ấy, dù thế nào đi nữa anh ấy đã rung động. "Với 1 người mà không ai biết những tâm sự của cô ấy, chỉ là cô ấy không nói ra, ko muốn than vãn và không muốn nhiều chuyện. cô ấy tự lập, chưa biết rõ về cô ấy có lẽ đừng vội nhận xét"

"Bản thân em tự kiếm tiền nuôi được chính mình, như vậy đối với em , em chính là công chúa rồi"

NGƯỜI THẦY CỦA TÔI

Lúc bé thơ ấy tôi nào hiểu những gì thầy muốn nói, chỉ khẽ cười rồi im lặng. Thầy ơi! Sao con nhớ thầy đến thế! Tôi sinh ra ở làng quê nhỏ và nghèo khó. Ngôi trường tiểu học của tôi cũng là trường làng bé lắm. Ngôi trường ấy ngày ngày chào đón các em học sinh nghèo tay lấm chân trần. Trường tôi ngày xưa nghèo lắm! Nhưng ở nơi đó chất chứa nhiều kỷ niệm thân thương về người thầy, về tuổi thơ của tôi!
Đã gần 20 năm trôi qua nhưng hình ảnh thầy vẫn luôn hằng sâu trong ký ức của tôi. Đó là người thầy đầu tiên của tôi. Ngày đầu đi học tôi đã rụt rè đứng trước cửa vì ngại lớp sợ thầy, tôi đã không dám rời tay mẹ để vào lớp. Thấy tôi rụt rè, thầy nhìn tôi mỉm cười và dắt tôi vào lớp, lúc đó tôi cảm nhận được một sự gần gũi đến lạ, người thầy đầu tiên, mới gặp mà dường như quen từ lúc nào. Thầy tôi lúc ấy cũng đã già, mái tóc thầy đã ngã màu hoa râm. Sau cặp mắt kính lão già cộm, đôi mắt thầy đã xuất hiện nhiều khóe chân chim tuy vậy nhưng mắt thầy sáng, sáng bởi ánh sáng dịu hiền, ấm áp khiến chúng tôi rất an tâm.. Thầy gầy và dáng đi hơi khòm. Sáng nào thầy cũng lọc cọc đi trên chiếc xe đạp khung han gỉ tới trường. Mọi thứ thuộc về thầy cũ kĩ đến mức hoài cổ. Từ lần đầu được gặp thầy rồi được thầy dạy dỗ, tôi càng hiểu và thấy yêu quý thầy nhiều hơn. Với thầy, tôi có thể diễn tả bằng hai từ "yêu thương" và "tận tụy". Thầy tận tụy trong từng bài giảng, từng giờ đến lớp. Cả những ngày nóng bức hay những ngày mưa, thầy đều đến lớp đều đặng để dạy cho chúng tôi những nét chữ, những phép tính và cả những bài học nhân nghĩa đầu đời. Hơn cả 1 người thầy dạy chữ, thầy còn dạy chúng tôi biết bao điều trong cuộc sống. Thầy luôn nhắc nhở chúng tôi cố gắng học tập, không khuất phục cái nghèo. Thầy vẫn tin rằng các học trò của thầy sẽ xây dựng một tương lai tươi sáng, sẽ là những con người có ích, góp phần xây dựng quê hương đất nước. Niềm tin của thầy thắp sáng những ước mơ và hoài bão trong tôi. Những lời dạy dỗ của thầy đã theo tôi trong suốt những tháng năm dài. Tôi vẫn nhớ những lần được thầy đưa về nhà. Con đường đá gồ ghề đã lấy của thầy biết bao nhiêu là mồ hôi. Tôi không bao giờ quên được hình ảnh thầy cùng với chiếc xe đạp cũ cứ kêu cót két theo từng vòng quay. Lưng thầy ướt đẫm mồ hôi mà miệng vẫn luôn cười. Trên con đường gập ghềnh, dài ngoằng bỗng như ngắn lại, thầy và tôi trò chuyện bao nhiêu điều thú vị. Tôi vẫn nhớ có lần thầy hỏi tôi: "Con có biết giông bão có lợi gì cho cây cối không?!". Lúc bé ngây thơ tôi nào có hiểu được ý của thầy, tôi đã ngây ngô trả lời: "Dạ không ạ, con chỉ thấy bão làm cho cây cối bị gãy và ngã thôi, con đâu thấy nó có lợi gì đâu hả thầy?". Thầy mỉm cười rồi bảo rằng: "Giông bão sẽ làm cho cây cối bám rễ sâu hơn đó con, có thể bây giờ con không hiểu nhưng sau này lớn lên con sẽ hiểu!". Lúc bé thơ ấy tôi nào hiểu những gì thầy muốn nói, chỉ khẽ cười rồi im lặng. Thầy ơi! Sao con nhớ thầy đến thế! Rồi năm tháng trôi qua tôi không còn học lớp thầy nữa, nhưng tôi vẫn hay đến nhà hoặc đến trường thăm thầy. Đối với tôi thầy không đơn thuần chỉ làm một người thầy mà thầy con như một người cha, một người dạy cho tôi bao điều hay lẽ phải, là nguồn động viên lớn của cuộc đời tôi. Năm đó tôi đậu đại học, nhưng nhà khó khăn lại đông anh em, quê tôi cũng nghèo, chẳng mấy ai cho con đi học đại học. Ba mẹ tôi cũng vậy phần vì quá nghèo, phần vì nghĩ đến điều kiện của con mình "làm sao mà chọi với người ta!" ...Thầy là người duy nhất ủng hộ tôi và cho tôi niềm tin rằng "tôi cũng có thể". Thầy đã tới nhà tôi mấy lần, nói chuyện với ba mẹ tôi rất lâu để tôi được đi học. Và cuối cùng tôi cũng được thực hiện giấc mơ thời sinh viên. Nhưng vui mừng chẳng được bao lâu, bao nhiêu lo lắng tràn về vây lấy tôi... Năm năm trời, hàng trăm thứ tiền như bầy ong vo ve trong đầu tôi. Nhiều lần tôi định bỏ cuộc, nhưng thầy gọi điện đã động viên tôi. Một ngày nọ thầy lặn lội lên thành phố để thăm tôi, dúi vào tay tôi một gói giấy mà thầy gọi là "bí kíp" rồi dặn "lúc nào khó khăn nhất thì con hãy mở ra!". Gói "bí kíp" mà tôi nhận được từ tay thầy lúc nhận tôi đã ngờ ngợ đó là một xấp tờ tiền được thầy gói cẩn thận. Đó có lẽ là số tiền mà thầy đã dành dụm được. Cầm xấp tiền trên tay mà nước mắt tôi đã rơi từ bao giờ tôi cũng không biết nữa, tôi thấy biết ơn thầy vô cùng. Đã lâu lắm tôi không về nhà, và lâu lắm thầy không lên thành phố thăm tôi nữa. Trưa đó, mới đi học về mẹ gọi điện lên báo: "Thầy N. mất rồi!". Tôi chỉ lắp bắp hỏi được ba chữ: "Sao thầy mất?", rồi sụp xuống khi mẹ cũng nghèn nghẹn ở đầu dây bên kia: "Thầy bệnh lâu rồi mà không ai biết. Ngày đưa thầy vào viện, bác sĩ chụp hình mới biết thầy bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Vài hôm sau thì thầy mất..." Cả thế giới quanh tôi như sụp đổ. Tôi bỏ hết mọi việc, học hành leo lên xe đò vội vã về quê. Suốt chặng đường về nhà những hình ảnh về thầy cứ hiện lên trong đầu tôi. Tôi nhớ về lần đầu tiên đi học, về những lần được thầy đưa về nhà trên chiếc xe đạp cũ, nhớ nụ cười của thầy mỗi khi tôi đến thăm, nhớ cả lần thầy lên thành phố trao cho tôi gói tiền tiết kiệm của thầy. Tôi thấy mình có lỗi với thầy, mấy năm qua tôi miệt mài trên thành phố mà không một lần về thăm thầy, chắc thầy nhớ tôi nhiều lắm. Nước mắt tôi lăn dài trên má, mặc cho những lời hỏi thăm và ánh mắt tò mò của những người xung quanh, trái tim tôi gào lên nức nở: "Thầy ơi sao không đợi con về ...".
Đoàn Nguyên (Nguyễn Đoàn Đức Vũ - iuh) Sài Gòn 17/11/ 2016

Mùa xuân hoa cỏ lau 菅芒花的春天

Tên ca khúc theo tiếng Trung: 望無夢中人(望無夢中的人)
Ca sỹ: Bạch Băng Băng - 白冰冰
Mùa xuân hoa cỏ may (tiếng Trung Quốc: 菅芒花的春天) là một bộ phim truyền hình của đạo diễn Lâm Tử Siêu, ra mắt năm 1997. Truyện phim dựa theo cuốn hồi ký cùng tên của nữ danh ca Bạch Băng




Tuesday, October 25, 2016

Chap1:[ Hoa Cỏ Lau ] Đốm lửa trong đêm đông "Thôi mẹ mi ạ, con gái cũng được miễn là con nó còn sống là vui rồi"

Hoa Cỏ Lau!
Ngày hôm đó là một ngày đông mưa thâm gió bắc, trời rét cong cớn, Hễ ai có việc quan trọng thì mới ra ngoài không thì tất cả mọi người đều ở trong nhà để giữ ấm cho cơ thể, tránh để bị lạnh cóng mà bênh. Rét đến cắt da cắt thịt mà ngoài trời lại còn mưa.
Căn nhà hai gian nhỏ được xây ở góc vưởn mảnh đất mà tổ tiên để lại cho, à không cũng không phải là như vậy, cõ lẽ tôi cũng nên giới thiệu qua về gia đình mình một chút:
  Có một căn nhà 7 - 8  gian rộng được xây ở giữa vườn mảnh đất tổ tiên, đó là căn nhà rất đầm ấm chứa đựng bao kỷ niệm ấu thơ của cả anh em bố tôi, nhưng đáng tiếc rằng khi lớn lên mỗi người mỗi tính. Bố tôi, người mà ai cũng biết ngu nhất nhà và đần nhất nhà,  (tôi chỉ nói theo cái cách mà người ta nghĩ về bố tôi như vậy) học mãi mà lớn chỏng chơ lên bạn bè lên lớp 6 còn bố vẫn trốn học đi chơi mò cua bắt ốc, để rồi mù chữ. Không những là người ít học mà bố tôi còn dễ để cho người khác sai khiến và bắt nạt, đặc biệt là anh em nhà, riêng mẹ tôi nói thì không bao giờ nghe theo.
Chính vì vậy, mà khi lấy mẹ tôi về cả nhà chia ra cho bố tôi vốn để lập gia đình riêng chỉ là một góc vườn xây chỉ đủ để xây được một căn nhà hai gian mà không có cổng ra vào, chỉ là 2 thúng lúa cho cả nhà ăn cả năm, chỉ là một con gà mái già không còn thể đẻ trứng và thậm chí sau này chỉ là con gà mái già không đẻ được trứng cũng không còn, chỉ vì ở nhà nó vào canh bếp nhà Chú, chú bắt được đốt cháy luôn 2 chân nó cho hết canh.
Đã vậy, tôi nghe mẹ tôi kể lại rằng bố tôi là con trai thứ 4 trong gia đình sau bố còn 1 chú út, cái thời điểm mà bố tôi lấy mẹ về nhà còn 2 người chưa lập gia đình. Mẹ về sau cưới, tiền mừng đám cưới được báo là bị mất vậy là mới chân ướt chân giáo bước về nhà chồng vui mừng hạnh phúc đâu chưa thấy đã hay tin mình mang một đống nợ anh em, đó là tiền mừng - cầm trên tay chỉ là tờ giấy ghi lại danh sách những người đã tới dự đám cưới và mừng cho hạnh phúc của mẹ và bố, còn tiền tiền mất rồi, đó là lời nói buông trắng ởn của O tôi. Vậy đấy, hạnh phúc ở đâu chưa thấy đã thấy danh sách tiền mừng của anh em. 
Cuộc sống càng khó khăn và ngặt nghèo hơn khi mà ở chung với anh em, có bao nhiêu tiền mẹ để dành được thời còn ở nhà bà ngoại chưa đi lấy chồng thì mẹ cứ lấy ra hàng ngày đi mua thức ăn về nấu cho cả nhà ăn, mẹ thiết nghĩ anh em trong nhà mẹ hôm nay tiêu hết thì ngày mai sẽ có Chú - O lo cùng nữa mà. Tiền để vào 4 - 5 cái miệng rỗng, cứ thế đến hết tiền. Chú  - O gọi bố mẹ tôi ra và chia tài sản, Ông mất đi chẳng để lại được của cải gì gọi là có cho các con, chỉ có căn nhà to cả đời Ông vất vả xây nên, và mảnh vườn to tất cả là của gia đình. Căn nhà to sẽ như nào, sẽ không còn là căn nhà to mà hạnh phúc nữa. Nó bắt đầu là căn nhà lạnh lẽo và đầy thù hận từ sau cái ngày hôm đó.
Ngày mà O - Chú chia tài sản ( một mảnh đất ở xó vườn đủ xây căn nhà 2 gian không có lối ra vào, một con gà già và 2 thúng lúa cho cả nhà ăn cả năm lúc đó mẹ đã mang thai chị - có bầu chị tôi).
Vậy là hết tình hết nghĩa anh em, tiền hết lại chia ra ở riêng. Xây nhà thêm phần nghèo khó, ấy vậy mà bố tôi chấp nhận chẳng hé môi nửa lời nói lại được ai, trong khi đó bố tôi là người anh nhiều tuổi nhất còn lại trong căn nhà đó, và bố tôi cũng là người đứng tên căn nhà mà ông bà để lại vậy mà, nhà đất mang tên của mình mà mình thì không được ở. Vậy đó, khó khăn chồng chất khó khăn, cuộc sống hồi mới cưới về của mẹ tôi là vậy đó.
Hoa cỏ lau!!!
Trong đêm đông giá rét,12 giờ đêm mẹ mới đau đẻ, mẹ lên ngoại đi đẻ tôi vì mẹ biết lần này mẹ mang thai con to, cũng sợ nên mẹ chủ động cứu mình trước. Trước khi sinh tôi, lúc mà mẹ đang mang bầu cái thai mà cả bố và mẹ đều mong mỏi sau khi sinh ra sẽ là con Trai. Ngày đó khoa học kỹ thuật chưa phát triển để có siêu âm chỉ 3 tháng sau khi mang thai là biết trai hay gái, phải cho tới tận lúc sinh thì mới biết được.  Sớm không đẻ đau đẻ lúc 12 giờ đêm đèn điện ngày đó cũng chưa có, mẹ tôi đòi ra viện đẻ nhưng đằng ngoại Bác L và mấy bác nữa khuyên bà ngoại là chỉ cho đi đẻ trạm xá thôi, không cho đi viện, vì lo tiền viện phí. Mẹ được đưa ra trạm xá, cằn quái la hét, lucs đó bố tôi vẫn đang ở nhà, nhà tôi cách nhà ngoại 2 cây rưỡi, bố tôi không ở bên cạnh mẹ tôi lúc mẹ sắp sinh này cũng vì nghe lời các bác bên nội nói "nó đẻ đâu mà đẻ, vác cái bụng lên đó mà nằm cho tốn tiền, ăn không của đâu mà lắm thế". Bố lên gặp mẹ lúc chiều trước tối hôm đó, chỉ để nhắc lại những câu đau lòng và chua xót đó cho mẹ nghe, ý bác nói vậy chắc có lẽ còn muốn mẹ bị ăn đánh từ bố nữa kia, vì mỗi lần bố nói mẹ thường phản bác lại mà, dĩ nhiên là sẽ ăn no đòn rồi. Nhưng lần này mẹ sắp sinh và mẹ cần nhịn, mẹ hi sinh vì con cái đã.
Vẹ lên bàn đẻ, bố được các bác xuống nhà gọi lên, bố lên đến nơi mà mẹ vẫn đang quằn quại chưa sinh được.
Rét căm căm lại chuyển 1 - 2h sáng thì cái lạnh nó mới ngấm vào da thịt đến tím tái.
Mẹ cố rặn sức cùng lực kiệt cố hết sức lấy hơi lần cuối cố mà rặn cho bằng ra, vì bác sĩ bảo cố lên lâu lắm rồi không cố là nó ngạt chết, mẹ tôi cố gắng . Còn bố bố lên đứng ngoài cửa số và được đoạn hội thoại giữa mẹ với người đỡ đẻ cho mẹ mà hiểu được vợ và con đang nguy kịch thế nào. Cứ mỗi lần gặp chuyện gì khó khăn chắc chở bố lại đơ ra như người mất hồn vậy đấy, cứ thất thần đứng ngoài cửa sổ nhìn vào vậy thôi.
"Ra rồi!" tiếng người đở đẻ vui mừng, nhưng chỉ là ra rồi mà thôi. Không có tiếng khóc, con bé ngạt rồi.
Người ta xoa xoa gấp gấp, may mà sau 5 phút thì tôi đã cất tiếng khóc chậm hơn so với những đứa bé khác sau 5 phút ngạt, từ cỏi chết trở về.
Bố lúc này đứng ngoài mới chạy vào đứng bên mẹ mà hạnh phúc rưng nước mắt. Từ lúc lấy nhau về, lần này mẹ mới được nghe một câu gọi là an ủi có tâm của bố.
"Thôi mẹ mi ạ, con gái cũng được miễn là con nó còn sống là vui rồi"


Cả đêm đó bố ở lại trạm xá cùng mẹ và đốt lửa cho mẹ con cả đêm. Còn lời ân hận mà sau này lớn lên tôi đã được nhận từ bác L, "May mà hôm đó mi còn sống không thì tau ân hận cả đời, tau có tội với mẹ mi, mi mà có răng hôm đó, chắc tau chết với mẹ mi, vì mẹ mi đòi đi viện mà tau không cho đi cứ bắt đẻ trạm xá", bác nói trong một  ngày mùng 2 tết năm nhất đại học, sau khi đi học về ăn tết ở quê với gia đình, tôi đã lên nhà bác chơi, ôn lại kỉ niệm xưa của những ngày đắng cay chua xót ấy mà.
Tuy mọi người vui vì tôi còn sống, nhưng bản thân tôi cũng cảm thấy có lỗi với bố mẹ 23 năm qua, 23 năm tôi lớn lên từ khi sinh ra. "MONG" cái tên yêu thương mà chỉ có họ hàng biết, bố mẹ biết lâu nay mỗi khi về quê vẫn gọi tôi bằng cái tên này. Mong đẻ con trai nhưng không được nên đặt tôi luôn là mong  :-) . Vậy đấy nhưng chính nguồn gốc của cái tên lại khiến tôi có 1 gánh nặng chưa bao giờ trả hết. Tôi nợ bố mẹ ? tôi phải trả giá cho sự có mặt của mình chứ? 

Monday, October 24, 2016

Mẹ không thích con kêu khó

Đây là câu chuyện cảm động có thật do một tiến sĩ của ĐH Harvard kể lại. Anh là An Kim Bằng. - Tiến sĩ An Kim Bằng (Jinpeng An), người Trung Quốc, tốt nghiệp toán học tại Đại học Harvard.
Ngày 5/9/1997, là ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở Đại học Bắc Kinh, khoa Toán. Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi.
Người mẹ chân thập thễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những bột mì này có được nhờ mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm, chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân. Bưng bát mì, tôi đã khóc. Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống đất...
Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà. Nhà tôi vô cùng nghèo khó. Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi, tôi bốn tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm. Khi bảy tuổi, tôi được đi học, học phí là mẹ vay người khác.
Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc nó lên một cái que rồi viết tiếp, hoặc dùng một cái dây chun xoá sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó, mẹ thương tôi đến mức, cũng có lúc đi vay vài hào của hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi.
Nhưng cũng có những khi mẹ vui vẻ, là khi bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm. Dưới sự khích lệ của mẹ, tôi càng học càng thấy ham thích. Tôi thực sự không hiểu trên đời còn có gì vui sướng hơn được học hành.
Chưa đi học lớp một tôi đã thông thạo cộng trừ nhân chia và phân số, số phần trăm; khi học Tiểu học tôi đã tự học để nắm vững Toán Lý Hoá của bậc Trung học Phổ thông; Khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi vật lý của bậc Trung học, tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả năm huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, một trong ba người đỗ đầu. Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, tôi vui sướng chạy như bay về nhà. Nào ngờ, khi tôi báo tin vui cho cả nhà, mặt bố mẹ chất chứa toàn những đau khổ; bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang gần kề cái chết, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn mười nghìn Nhân dân tệ rồi. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt như mưa suốt một ngày. Đến tối, tôi nghe thấy ở ngoài nhà có tiếng ồn ào. Thì ra mẹ tôi đang định dắt con lừa con của nhà đi bán, cho tôi đi học, nhưng ba tôi không chịu. Tiếng ồn ào làm ông nội nghe thấy, ông đang bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã lìa đời. Sau lễ an táng ông nội, nhà tôi lại mắc thêm vài nghìn tệ tiền nợ nữa.Tôi không còn dám nhắc đến việc đi học nữa, tôi cất "Giấy báo nhập học" thật kỹ vào vỏ gối, hàng ngày tôi ra đồng làm việc cùng mẹ. Sau hai hôm, tôi và ba tôi cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất rồi. Ba tôi sắt mặt lại, hỏi mẹ tôi: - Bà bán con lừa con rồi à? Bà bị thần kinh à? Sau này lấy gì kéo, lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa một hai trăm bạc liệu cho nó học được một học kỳ hay là hai học kỳ? Hôm đó mẹ tôi khóc, mẹ tôi dùng một giọng rất dữ dội rất hung dữ để gào lại ba tôi: - Con cái mình đòi đi học thì có gì sai? Nó thi lên được trường số 1 của thành phố nó là đứa duy nhất của cả huyện này đấy, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho nó đi học...
Cầm sáu trăm tệ mẹ vừa bán lừa, tôi thật sự chỉ muốn quỳ xuống dập đầu trước mẹ. Tôi đã thích được học quá rồi, mà còn học tiếp, thì mẹ sẽ khổ sở bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu?   Mùa thu năm đó tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy mặt ba tôi vàng như sáp, gầy da bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ bình thản bảo: "Có gì đâu, bị cảm, sắp khỏi rồi". Ai ngờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của ba, thì thấy đó là thuốc ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Tôi kéo mẹ ra ngoài nhà, khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào, mẹ bảo, từ sau khi tôi đi học, ba bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên. Mẹ vay sáu nghìn tệ đưa ba lên Thiên Tân, Bắc Kinh đi khắp nơi, cuối cùng xác định là u nhu ruột bowel polyps, bác sĩ yêu cầu ba phải mổ gấp. Mẹ chuẩn bị đi vay tiền tiếp, nhưng ba kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa! Hàng xóm kể với tôi: Mẹ dùng một phương pháp nguyên thuỷ và bi tráng nhất để gặt lúa mạch. Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt, mẹ cũng không có tiền thuê người giúp, mẹ bèn gặt dần, lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà, tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to...Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm, mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối quỳ còn chảy máu, đi đường cứ cà nhắc...
Không đợi hàng xóm kể hết, tôi chạy như bay về nhà, khóc to gọi mẹ: "Mẹ, mẹ, con không thể đi học nữa đâu...". Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường. Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ 60 đến 80 tệ, thật thảm hại nếu so với những người bạn học khác mỗi tháng có 200-240 tệ. Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng từng đồng, có lúc dành dụm không đủ đã phải giật tạm vài đôi chục. Mà cha tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn, nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa.
Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn mười cây số mua mì tôm với giá bán buôn. Rồi mỗi cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi. Trong túi ấy ngoài những gói mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ ra một xưởng in ngoài thị trấn cách nhà 6km để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. (Cắt tóc nam rẻ nhất Thiên Tân cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn). Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi, chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa.
Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra, chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài. Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (alkali - chất kiềm, dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước sôđa) là xong. Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ, làm con của người mẹ như thế tôi rất tự hào. Hồi mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi ù cạc. Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, ai ngờ mẹ chỉ cười bảo:

  "Mẹ chỉ biết con là đứa trẻ con khổ cực nhất, mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa". Tôi hơi bị nói lắp, có người bảo, học tiếng Anh đầu tiên cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường kiếm một hòn sỏi ngậm vào miệng mình, rồi gắng đọc tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi tôi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng để kiên trì. Nửa năm trôi qua, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn đi, lưỡi tôi cũng đã nhẵn, tiếng Anh đã thành người giỏi thứ 3 của lớp. Tôi vô cùng cảm ơn mẹ, lời mẹ khích lệ tôi vượt qua khó khăn lớn trong học tập. Năm 1996, lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải Nhất môn Vật lý và giải Nhì môn Toán học, tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic toàn Trung quốc môn Vật lý. "Đoạt lấy chiếc Cup giải Nhất toàn Trung quốc tặng mẹ, rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới!" Tôi không ngăn được nỗi khao khát trong lòng, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi. Kết quả, tôi chỉ được giải Nhì, tôi nằm vật ra giường, không ăn không uống.
Dù tôi là người đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân đi thi, nhưng nếu tính cả những khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng! Tôi về trường, các thầy ngồi phân tích nguyên nhân thất bại cho tôi thấy: Tôi những muốn phát triển toàn diện cả Toán Lý Hoá, những mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần tôi phải phân tán rộng. Nếu giờ tôi chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định tôi thắng. Tháng 1 năm 1997, tôi cuối cùng đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia, cả mười kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế. Nộp xong phí báo danh, tôi gói những sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ lại, chuẩn bị lên đường. Giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo thải của người khác cho, những thứ áo quần màu sắc chả đâu vào đâu, kích cỡ khác nhau, bèn mở tủ áo của tôi ra, chỉ vào những áo trấn thủ vá, những áo bông tay đã phải nối hai lần, vạt đã phải chắp ba phân, hỏi tôi: "Kim Bằng, đây là tất cả quần áo của em ư?" Tôi chả biết nói sao, vội đáp: "Thầy ơi, em không sợ người khác chê cười! Mẹ em thường bảo, Phúc Hữu Thi Thư Khí Tự Hoa - trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa, em mặc những thứ đồ này đi Mỹ gặp tổng thống Clintơn em cũng chẳng thấy ngượng". Ngày 27/7, Olympic Toán học Thế giới lần thứ 38 chính thức khai mạc. Chúng tôi thi liên tục suốt năm tiếng rưỡi, từ 8 giờ 30 phút sáng tới 2h chiều.
Ngày hôm sau công bố kết quả, đầu tiên công bố Huy chương Đồng, tôi không muốn nghe thấy tên mình; Sau đó công bố Huy chương Bạc, cuối cùng, công bố Huy chương Vàng, người đầu tiên, người thứ hai, người thứ ba là tôi. Tôi khóc lên vì sung sướng, trong lòng tự nói: "Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!" Tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học ngay chiều hôm đó đã được Đài phát thanh Nhân dân Trung ương TQ và Đài truyền hình Trung ương TQ đưa. Ngày 1/8, chúng tôi vinh quang trở về, lễ đón long trọng được Hiệp hội khoa học Trung Quốc và Hội Toán học Trung Quốc tổ chức. Khi đó, tôi muốn về nhà, tôi muốn sớm gặp mẹ, tôi muốn chính tay tôi đeo tấm huy chương vàng chói lọi lên cổ mẹ... Hơn mười giờ đêm tối hôm đó, tôi cuối cùng đã đội trời đêm về đến nhà. Người mở cửa là ba tôi, nhưng người một tay ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ tôi. Dưới trời sao vằng vặc, mẹ tôi ôm tôi rất chặt... Tôi lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, khóc một cách nhẹ nhõm và sung sướng. Ngày 12/8, trường Trung học số Một của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng với các quan chức Cục giáo dục Thiên Tân và các giáo sư toán học hàng đầu. Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này: "Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ một người, là người mẹ đã sinh và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã khích lệ tôi cả đời. Năm tôi học lớp 10, tôi muốn mua cuốn sách "Đại từ điển Anh-Trung" để học tiếng Anh, mẹ tôi không có tiền, nhưng mẹ vẫn nghĩ cách giúp tôi. Sau bữa cơm sáng, mẹ tôi mượn một chiếc xe cải tiến, chất một xe rau cải trắng, hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn bốn mươi km bán rau. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ, lúc đó bụng đói cồn cào, chỉ mong có ai tới mua cho cả xe rau ngay. Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau đáng lẽ 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ. Có tiền rồi tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo nên đi mua sách trước, đó là việc chính của ngày hôm nay. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 8 tệ 2 hào 5 xu, mua sách rồi còn lại 1 tệ 7 hào 5 xu. Nhưng mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ kia còn phải cất đi để dành cho tôi làm học phí. Tuy ăn hết hai cái bánh nướng, nhưng đi bộ tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mắt chóng mặt, lúc này tôi mới nhớ ra tôi đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km đường xa. Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình một cái, nhưng mẹ tôi chỉ bảo: "Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ". Khi mẹ nói thế mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn ra con đường đất xa xôi, cứ như thể con đường đất đó có thể thông tới tận Thiên Tân, đi thẳng tới Bắc Kinh. Tôi nghe mẹ bảo thế, tôi không thấy đói nữa, chân tôi không mỏi nữa...Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi". Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt đã ướt đẫm, tôi quay về phía người mẹ tóc hoa râm của tôi, cúi người xuống kính cẩn...
- Quiet Man -
bloghoacolau

Thursday, October 20, 2016

Ghép lại những mãnh vỡ đã qua.

Ghép lại những mãnh vỡ đã qua.
Ly Cà phê đá khiến nó mất giấc ngủ trưa.
Nó nằm nhắm mắt và không ngủ được, nó nằm như vậy và bắt đầu với đầu óc tưởng tượng về những gì nó đang làm và định làm. Cái nó đang làm là cái gì đó thoạt mơ thoạt đau và nó hồi nhớ lại Những MÃNH VỞ ĐÃ QUA.
Nơi đó căn là một căn nhà 2 gian với lớp mái ngói cũ xỉn màu và lỡ tở (ngói được mua chịu-nợ lại của kho muối hợp tác ngày xưa vì quan trọng rẻ + được mua chịu - nợ).
Một tuần qua là những ngày chiến tranh lạnh xảy ra giữa bố và mẹ, trong căn nhà đã cũ lại thêm buồn và rầu rỉ hơn.
- Rẹp đi kệ mẹ nó với tau, từ nay chở đi tau đéo cầu nhờ đứa nào quan tâm đến tau. Mỗi đứa một niêu ăn riêng ra.
- Tiền tau đi làm lâu này được mô đưa cho tau, tiền của tau tau cầm.
-- hết rồi.
- tiêu đéo gì mà hết
Và rồi là lại đến cái tiết mục kể lễ chi tiêu, rồi là tiền tau mô, đi đâu hết
-- Đủ rồi con nghe đủ rồi lúc nào cũng vậy, ngày nào cũng cãi nhau không yên được một ngày à, ngày nào cũng ăn cơm trong nước mắt, im đi.
Lại nước mắt lúc nào cũng vậy cứ tới bữa ăn là phải khóc rồi mới được ăn cơm, có những hôm bỏ cơm và lên giường khóc nhịn ăn luôn. Cái nghèo cái khó, cái ít học nó vậy đó, hèn nữa bủa vây còn thêm vào cái xã hội khó khăn chèn ép con người ta nữa.
Mỗi lần như vậy bố mẹ lại ăn riêng, có những lần là bố bỏ đi:
Ba lô du lịch:
- đấy nhà đấy t để hết lại cho mẹ con bay t đi mô kệ mẹ hấn với tau.
Đêm tối bố xách balo lên và bỏ đi:
--- a a a hu hu hu hư hư hư hư huhuhu
Có một con bé nhỏ nhỏ tầm 4 - 5 tuổi chạy theo níu túi du lịch của bố nó lại, a hạ hạ a aaaaaa hạ hạ, chạy đeo bám vào túi của bố mà gào khóc. Bố bố đừng đi, đừng đi mà.
nó khóc nước mắt ngắn nước mắt dài mắt đỏ hoe và đôi chân nó cũng đã trầy xước vì bị bố nó lôi dưới nền cổng đá. (nhà nó ở chân núi mà)
-- mẹ đừng để bố đi, " Con không cho bố đi" MẸ . Bố! Bố! nó cứ khóc và búm beo lấy chiếc túi du lịch đó mặc cho nó có đang buồn đang đau bì chân trầy xước. Lúc đó chắc nó chỉ biết làm như thế để có thể giữ bố nó lại.
Hèn nhát đó là những người đàn ông hèn nhát, không giám đối mặt với thực tại với khó khăn với những gì đang xảy ra. Bỏ lại tất cả gánh nặng cho người phụ nữ yếu hèn mà bỏ chạy.
Mặc dù thế nó cũng thấy vui khi bố nó dừng lại vứt balo xuống đất mà ngồi ngoài cổng cả đêm.
Con bé cuối cùng cũng thành công trong việc giữ bố lại nếu và những lần sau đó nó cũng vẫn phải và lặp lại cái cuộc đời gào khóc van xin người bố của nó đừng bỏ đi, kể cả sau này khi đã lớn lên, nó đã quá mệt mỏi với điều đó rồi, no không còn khóc được nữa, Vậy đấy, bố cứ đi và rồi qua đi bố lại sẽ quay về.
Phải chăng nếu bố tìm được một nơi khác để đỗ và khá hơn so với hiện tại thì bố đã bỏ đi mãi mà không quay về nữa. Mỗi lần như vậy, nó lại hận và không cho phép bản thân nó được rơi nước mắt nữa.
Rơi nước mắt là yếu đuối, và như vậy là quá đủ rồi.


Trưa hè tháng 5, tháng của những cánh đồng lúa vàng thơm rơm mới. Trưa nắng 40 41 độ vậy mà gia đình nó lạnh, nó lạnh. 12h trưa dưới nắng gắt, công nhân làm đá được nghỉ trưa, mẹ chị nó và nó đã ăn cơm trước và đóng cửa đi ngủ ( làm theo hiệp ước của chiến tranh lạnh, ông niu bà niu).
-- không đợi bố về ăn cơm ạ.
- mi thích ăn với bố mi thì mi chờ bố mi về mà ăn cùng, ăn xong không hết thì đổ đi cho chó. ăn rồi đóng cửa đi ngủ.
12 h trưa nó nằm và biết cơm của bố nó chưa có, nằm vậy mà đâu có ngủ.
Bố làm đá về rồi còn phải đi bộ lên chợ nhỏ (chợ cóc) mua thức ăn về nấu. Những giọt mồ hôi của người lao động cực nhọc dưới nắng hè 40 41 độ ngoài trời không còn là mồ hôi thấm trên áo nữa mà là ướt như vừa tắm mưa. Mồ hôi ra quện với mạt đá-bụi đá xay bết bệt trên mặt - lỗ tai hốc mũi, ken mắt và các ngấn cổ, bụi ở trên khắp người, tóc đen mà ngỡ như đã bạc, mội lần nghỉ làm là lại kho hạc ( ho khạc đờm mạt đá trong cổ).
Đôi mắt của bố lúc nào cũng đỏ ngàu mặc dù không phải bố bị đau mắt, là bụi vào mắt, làm mắt đỏ và chảy nước mắt suốt đó.
-- Cạch cạch cạch cạch
Hình như đó là tiếng bố đang nấu cơm, tiếng loảng xoảng của mâm bát. A hình như bố về và đang nấu cơm lấy và dọn cơm ăn rồi đấy. Mở mắt nhìn sang hai bên, mẹ chị ngủ rồi, nó rón rén ngồi dậy mở cửa bước ra ngoài hé cửa và thấy bố đang ăn cơm, ăn cơm một mình mà đã vậy xem những món ăn của bố kìa.
Nó tiến lại gần, cười tươi, chẳng được gì nó chỉ biết ban phát đi nụ cười cho những người thân trong gia đình nó để thấy ấm áp hơn thôi. Nó lùn lùn và đáng yêu mà, Bố nó cười điệu cười của người đàn ông có khuôn mặt khắc khổ, mắt lúc nào cùng đỏ chảy nước mắt như khóc vậy. - Ưm em ăn cơm với bố không.
Nó ngồi xổm xuống 2 tay khoanh lại trước mặt, nhắc mông 1 chút ngó đầu với vào nia cơm của bố nó rồi hỏi:
-- Bố ăn những cấy chi á.
Hỏi kiểu thăm giò vậy thôi chứ nó nhìn thấy mà, nó chỉ đang tỏ ý xin phép được nhìn mâm cơm của bố nó thôi.
Nhìn qua nhìn lại bố ăn ngon nhỉ, hụp hụp, ăn bốc 10 đầu ngón tay theo mà hay quát kiểu đay nghiến chỉ trích là " ăn uống lúc nào cũng 10 đầu ngón tay bốc, rồi bôi khắp nơi"
Nó lại cười bố ăn ngon vậy là được rồi. Nhìn bố ăn ngon vậy thôi, chứ thực ra bữa cơm của bố chẳng có gì ngoài mấy miếng " Da bì lợn đi xin đươc về xào với nắm rau muống ao hái trước nhà".
Cuộc của ngày hôm qua, hiện tại tiếp diễn và tương lai góc nhìn của con bé, vẫn là lặng lẽ quan sát, lặng lẽ mỗi khi nhớ về những mãnh vỡ cuộc sống

Monday, October 17, 2016

TUỔI TRẺ ĐỪNG TỪ CHỐI CÔ ĐƠN

“Có thể tuổi trẻ cô đơn, tuổi trẻ thất bại, tuổi trẻ chơi vơi nhưng hãy cứ bước qua tuổi trẻ thật chậm rãi, không sợ hãi, không ngại ngùng, bởi tuổi trẻ sinh ra là để đánh đổi bình yên sau này...” Con gái 20 tuổi cộng+ họ được phép tự lập bước đi, tự chọn cách sống cách yêu, họ cũng tự nếm những vị chua cay của cuộc đời, để không gào thét khi bị tổn thương, họ chấp nhận nỗi buồn theo cách 20 tuổi +